TÌM HIỂU VỀ QUE CẤY TRÁNH THAI IMPLANON NXT

TÌM HIỂU VỀ QUE CẤY TRÁNH THAI IMPLANON NXT

Que cấy ngừa thai là một thanh nhựa nhỏ, mềm dẻo có chứa nội tiết tố được cấy dưới da cánh tay, chỉ cần một que cấy duy nhất, tác dụng ngừa thai kéo dài trong 3 năm.

Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng.

Chống chỉ định:

- U gan hoặc xơ gan nặng

- Huyết khối nặng ở chân hoặc phổi

- Xuất huyết âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân

- Ung thư vú

- Lupus ban đỏ hệ thống

Thời điểm bắt đầu: chắc chắn không có thai

- 7 ngày đầu kỳ kinh và chưa quan hệ lại.

- Sau sinh < 4 tuần

- Ngay sau sẩy/bỏ thai

- Đang dùng đúng 1 biện pháp tránh thai khác

Tác dụng phụ: sưng, bầm tím, đau chỗ cấy, xuất huyết tử cung bất thường. Hiếm gặp: nhiễm trùng chỗ cấy, nhức đầu tăng cân... Tất cả không phải là bệnh lý, cải thiện sau một năm đầu.

Tháo que: bất cứ thời điểm nào

Thay que: trước hết hạn sử dụng.

Ưu điểm của que cấy tránh thai:

Hiệu quả cấy que tránh thai cao thuộc hàng “top” trong các biện pháp ngừa thai, trên 99%.Tác dụng lâu dài 3 năm.

Khi nào muốn có con trở lại bạn chỉ việc tháo bỏ que cấy ra. 90% phụ nữ sẽ rụng trứng 3-4 tuần sau tháo que.

Cấy dưới cánh tay khá nhẹ nhàng, kín đáo, người ngoài khó nhận ra được.

Thích hợp cho những bạn hay “nhớ nhớ quên quên” mà việc nhớ uống thuốc ngừa thai mỗi ngày là một khó khăn lớn.

Thích hợp với những bạn không dùng được thuốc vỉ ngừa thai có chứa estrogen: đang cho con bú, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường, trên 40 tuổi…

Không lo các biến chứng của đặt vòng ngừa thai trong lòng tử cung như viêm nhiễm vùng sinh dục, vòng tuột thấp làm có thai ngoài ý muốn.

Không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng.

Có thể làm cho bạn giảm lượng máu kinh và giảm đau bụng kinh.

Nhược điểm của que cấy tránh thai:

Giá thành cao hơn các biện pháp ngừa thai khác.

Một số tai biến khi cấy que: tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy, dị ứng, que cấy dịch chuyển (thường dưới 2cm).

Các tai biến này có tỷ lệ khá thấp chỉ từ 0,2-1%.

 

Nguồn: Ảnh & bài viết sưu tầm khoa Hậu phẫu


Tin liên quan