❓Rối loạn Tic ở trẻ có nhiều biểu hiện khiến cho ba mẹ dễ nhầm lẫn sang cách bệnh hay hội chứng khác nên việc chẩn đoán không phải là dễ dàng. Vậy nên, ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để quan sát cũng như đánh giá tần suất các triệu chứng.

Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả thì sự hỗ trợ và theo dõi liên tục của các ba mẹ là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý những điều sau

💠Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) được xem là một trong những biện pháp tốt nhất để điều trị rối loạn tic. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp qua các kỹ thuật thở, thư giãn, yêu cầu trẻ lặp lại hành động có chủ đích để từ từ đảo ngược thói quen của trẻ và dần dần trẻ sẽ dừng được những triệu chứng này.

💠Ba mẹ luôn giữ không khí gia đình hòa thuận, yêu thương trong gia đình, tránh cho trẻ thấy những cảnh bạo lực, cãi nhau…

💠Đảm bảo trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

💠Đừng chú ý hoặc nhắc quá nhiều về các triệu chứng bệnh sẽ làm trẻ cảm thấy căng thẳng và khiến tình trạng này tồi tệ hơn.

💠Ba mẹ thường xuyên dành thời gian để trao đổi giao tiếp với trẻ và đặc biệt hạn chế các thiết bị công nghệ (điện thoại, tivi, máy tính,...) sẽ làm giảm thói quen tương tác với môi trường xung quanh của trẻ.

💥“Sự thông cảm, kiên nhẫn của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc trấn an và giúp trẻ gia tăng nhận thức về giá trị bản thân, đặc biệt trong giai đoạn thử thách này" - Theo Chuyên gia tâm lý Nhan Cẩm Nghi, Đơn vị Tâm lý, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố

👨‍⚕️Việc thăm khám sức khỏe với bác sĩ và hỗ trợ của gia đình là những điều kiện tiên quyết trong việc điều trị hội chứng rối loạn Tic ở trẻ.