Suy dinh dưỡng và sự cần thiết khám định kì dinh dưỡng cho trẻ

Suy dinh dưỡng và sự cần thiết khám định kì dinh dưỡng cho trẻ

 

  1. Suy dinh dưỡng là gì ?

- Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dẫn đến tình trạng sụt cân, đứng cân, chiều cao thấp hơn so với sự phát triển bình thường của trẻ.

 

 
 

tải xuống (4)

 

 

 

  1. Các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thường gặp

- Do bệnh lý:

+ Nhiễm trùng: nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa tái phát, tiêu chảy kéo dài,…

 

tieu-chay-cap-la-gi-doi-tuong-nao-hay-bi-mac-phai-nhat-tieu-chay-cap-2-1557461561-584-width600height205

 
 

tieu-chay-cap-la-gi-doi-tuong-nao-hay-bi-mac-phai-nhat-tieu-chay-cap-2-1557461561-584-width600height205

 

 

 

- Dị tật bẩm sinh và các bệnh lý mãn tính

+ Tiêu hóa: sứt môi, chẻ vòm hầu, hẹp môn vị,…

+ Tim mạch: tim bẩm sinh

+ Thần kinh: tật đầu nhỏ, não úng thủy, bại não

+ Bệnh nhiễm sắc thể: hội chứng Down.

+ Nội tiết: Đái tháo đường

- Sai lầm trong nuôi dưỡng:

+ Không cho bú mẹ đầy đủ

+ Cai sữa mẹ sớm

+ Nuôi dưỡng trẻ không đúng phương pháp khi thiếu/không có sữa mẹ

+ Cho con ăn dặm không đúng cách: ăn dặm quá sớm, không ăn hoặc ăn rất ít đạm và chất béo.

+ Kiêng ăn không phù hợp khi trẻ bệnh

  1. Khi nào các mẹ cần đưa bé đến khám dinh dưỡng ?

tre-bieng-an- Khi trẻ gặp các vấn đề về cân nặng và chiều cao (trẻ đứng cân, sụt cân đột ngột, chỉ số khối cơ thể bất thường hoặc không cân xứng), các tình trạng chán ăn, ăn kém, thay đổi màu da ví dụ như da xanh xao, nhợt nhạt, tóc rụng, hay bệnh vặt.

Suy-dinh-duongPhát hiện “chậm tăng cân” ở trẻ

Tuổi

Chuẩn tăng cân mỗi tháng (g/tháng)

0 – 3 tháng

800 – 1.200

4 – 6 tháng

500 – 600

7 – 9 tháng

300 – 400

10 – 12 tháng

250 – 300

13 – 24 tháng 

200 – 250

25 – 72 tháng

200

≥ 6 tuối

200

- Trong những tháng đầu sau khi sinh trẻ tăng cân rất nhanh, khi lớn hơn, tốc độ tăng cân chậm dần theo tháng tuổi khiến các bà mẹ lầm tưởng là con mình đang bị chậm tăng cân.         

Bảng chuẩn tăng cân của trẻ em theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006,2007

 

* Trẻ không tăng cân hoặc tăng cân không đủ chuẩn liên tục trong 2 tháng được xem là chậm tăng cân.

- Ngoài ra vì nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi của trẻ khác nhau nên khám dinh dưỡng định kì để kiểm tra đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ vào các mốc thời gian quan trọng các thời điểm như 6, 9, 12, 15, 18, 24 tháng tuổi. Vì sau 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm nên sẽ nảy sinh ra những vấn đề dinh dưỡng. Việc đi khám dinh dưỡng nhằm phát hiện những vấn đề hiện tại có thể làm gián đoạn sự phát triển của bé. Khi trẻ được 24 tháng tuổi trở lên, ba mẹ nên tái khám dinh dưỡng cho trẻ định kỳ mỗi năm từ 1 đến 2 lần để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguồn:

1. PGS.TS.BS. Bùi Quang Vinh.(2020). Tiêu Hóa, Giáo trình nhi khoa tập 1(trang số 294). Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương- Viện Phó Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TPHCM.(2021). Chậm tăng cân. https://viendinhduongtphcm.org/vi/suy-dinh-duong-bieng-an/cham-tang-can.html

Nguồn sưu tầm: Bộ phận dinh dưỡng


Tin liên quan