Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ luôn phải gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và gần như kiệt sức lúc “vượt cạn”. Ngoài việc tay chân thường xuyên bị phù hay tâm trạng thay đổi thất thường, mẹ bầu còn có thể bị đau xương chậu kéo dài.
Đau vùng xương chậu khi mang thai là tình trạng đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu, có thể ở hông, đùi… mà không phải do bệnh lý gây ra. Cụ thể là dây chằng vùng xương chậu của mẹ bị mềm và dãn ra do việc sản xuất hormone relaxin của cơ thể chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như
Sự lớn lên từng ngày của thai nhi làm tăng áp lực lên khung xương chậu.
Mẹ bầu béo phì, thừa cân trước khi mang thai.
Cân nặng của mẹ tăng nhiều trong suốt giai đoạn thai kỳ tăng áp lực lên các khớp cũng như xương chậu.
Cơ thể mẹ bầu thiếu hụt vitamin D và Canxi dẫn đến việc cơ thể đưa canxi ở xương đi nuôi thai nhi gây ra tình trạng đau xương chậu.
Mẹ bầu có thể cảm nhận được những triệu chứng trước khi bệnh trở nặng
Từ tam cá thứ nhất, mẹ bắt đầu cảm nhận được các cơn đau âm ỉ và liên tục khi mẹ thay đổi tư thế, đi lại, lên xuống cầu thang…
Cơn đau bắt đầu ở khớp vùng chậu, khớp mu, vùng hông sau đó lan xuống đùi và kèm theo đau lưng. Mức độ đau cũng khác nhau ở mỗi người
Lưu ý: Mẹ bầu cần phân biệt đau do co thắt tử cung và đau vùng xương chậu bởi cơn co thắt tử cung xuất hiện nhiều lần và tăng mạnh báo hiệu những điều bất thường như sảy thai hoặc thai chết lưu. Cơn đau do co thắt tử cung sẽ kéo dài thành từng cơn và vùng bụng cứng hơn