PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG THOÁT VỊ HOÀNH SƠ SINH  TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG

PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG THOÁT VỊ HOÀNH SƠ SINH  TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG

Vừa qua bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang đã tiếp nhận bé CB Đồng Tố L sanh mổ, 3600g, đủ tháng 1 ngày, từ Trung tâm y tế Phú Quốc chuyển vào với chẩn đoán Suy hố hấp sơ sinh/ Thoát vị hoành trái. Bé vào viện trong tình trạng bé lừ đừ, da niêm tím tái, thở nhanh và co lõm ngực. Ghi nhận mẹ tiền sản giật, đa ói. Bé được chỉ đinh đặt nội khí quản thở máy và làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng tình trạng suy hô hấp, nhiễm trùng và xquang bụng, siêu âm cấp cứu tại giường.  

Sau khi có kết quả chụp xquang bụng và siêu âm, bác sĩ Ngoại Tổng Hợp Nhi chẩn đoán bé bị thoát vị hoành (T). Do bé nhiễm toan hô hấp nặng (pH: 6.9, pCO2: 97 mmHg, A-DO2 595 mmHg) kèm có tăng áp phổi nên chỉ định phẫu thuật cần trì hoãn ưu tiên hồi sức nội khoa tích cực.

Qua một ngày điều chỉnh, tình trạng suy hô hấp và toan hô hấp của bé được cải thiện. Bé được chỉ định phẫu thuật. Tình trạng lúc phẫu thuật ghi nhận: Vòm hoành trái có lỗ thoát vị lớn đường kính khoảng 8cm. Toàn bộ dạ dày, lách, đại tràng ngang, ruột non chui qua khe thoát vị lên khoang phổi. Bác sĩ tiến hành nhẹ nhàng đưa các tạng về ổ bụng, khâu kín lỗ thoát vị hoành.

 

Sau đó, với những cố gắng và nỗ lực hồi sức sau mổ của nhân viên y tế, cùng với các điều trị hổ trợ tích cực như: thở máy, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn,.. . Sau phẫu thuật 7 ngày lâm sàng bệnh nhi cải thiện tốt, đã cai được mấy thở, tập bú sữa mẹ. Bé được xuất viện sau 20 ngày chiến đấu kiên cường với bệnh tật.

 Nhìn con ra về khoẻ mạnh không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của riêng gia đình mà còn của cả đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang. Cảm ơn sự mạnh mẽ của con, cảm ơn hành trình không chùn bước của chúng ta!

Theo các bác sĩ khoa Ngoại Tổng Hợp Nhi cho biết “ Thoát vị hoành là tình trạng các tạng trong ổ bụng đi vào lồng ngực qua lỗ khiếm khuyết ở cơ hoành từ thời kỳ trong bào thai. Mặc dù hồi sức sơ sinh đã có nhiều tiến bộ song tỉ lệ tử vong vẫn còn cao ( thường do thiểu sản phổi và tăng áp phổi), tỉ xuất mắc khoảng 1/5000-1/200 trẻ sinh ra sống. Các triệu chứng lâm sàng: trước sinh thường qua siêu âm thai kỳ ( mẹ đa ối, không có bóng hơi dạ dày trong ổ bụng của thai nhi, bóng hơi dạ dày hoặc các tạng trong ổ bụng ở mặt cắt tim) và MRI. Sau sinh: những dấu hiệu suy hô hấp, tím tái, thở nhanh, thở rên, thở co lõm, lồng ngực căng phồng, bụng lõm lòng thuyền. Có đến 50% trẻ thoát vị hoành bẩm sinh sống có các dị tật khác.”

Hình 1                                           Hình 2

Hình 1 Xquang trước phẫu thuật, Hình 2 là Xquang sau phẫu thuậT


Ảnh&bài viết sưu tầm: khoa Ngoại TH Nhi


Tin liên quan