Trẻ sinh non phải đối diện với nguy cơ nhiễm trùng và khả năng thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung kém do cơ thể chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh.
Dọa sinh non, chuyển dạ sinh non là khi tử cung xuất hiện cơn gò kèm theo sự thay đổi ở cổ tử cung xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ, tính theo kỳ kinh cuối cùng hoặc dự kiến sinh theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ.
- Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non sản phụ cần biết:
- Sản phụ có tiền sử lần mang thai trước sinh non.
- Tuổi của sản phụ quá nhỏ < 17 tuổi hoặc lớn tuổi > 35.
- Tử cung to quá mức trong đa thai, đa ối.
- Sản phụ đã từng có tiền căn khoét chóp cổ tử cung.
- Bất thường giải phẫu tử cung như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung.
- Xuất huyết 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
- Mẹ sử dụng cocaine, hút thuốc lá.
- Sản phụ nhiễm trùng: nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tiểu.
- Mẹ suy dinh dưỡng (BMI < 18,6), thiếu máu, phẫu thuật bụng trong thai kỳ…
- Các nguyên nhân dẫn đến sinh non sản phụ:
- Xuất huyết tử cung do bất thường bánh nhau (nhau tiền đạo, nhau bong non)
- Tử cung to quá mức trong đa thai, đa ối.
- Sản phụ có hở eo tử cung.
- Sản phụ nhiễm trùng: nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tiểu.
- Biến đổi nội tiết do stress của mẹ và thai.
- Những dấu hiệu dọa sanh non, chuyển dạ sinh non cần biết nên khám ngay:
- Sản phụ bị đau bụng giống hành kinh, đau lưng âm ỉ, cảm giác căng tức vùng bụng, vùng chậu.
- Thay đổi dịch âm đạo như nhiều hơn, có nhầy lẫn nước hoặc máu.
- Tử cung có thể gò lên nhưng thông thường không đau.
- Nếu trẻ sinh non thì sao:
- Trẻ bị nhẹ cân.
- Nhiễm trùng sơ sinh.
- Phổi trẻ chưa hoàn thiện nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Sau đó dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
- Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm…
- Dự phòng sinh non như thế nào:
- Xác định nhóm sản phụ nguy cơ.
- Hướng dẫn sản phụ biết các yếu tố nguy cơ.
- Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ.
- Không hút thuốc, uống rượu, nghĩ ngợi nhiều, giảm vận động mạnh.
- Hạn chế số lượng phôi chuyển trong hỗ trợ sinh sản.
- Tầm soát, điều trị viêm cổ tử cung khi thai 24 -28 tuần tuổi.
- Khâu eo tử cung hoặc Pessary cổ tử cung dự phòng nếu hở eo tử cung.
- Sử dụng nội tiết theo hướng dẫn bác sĩ.
- Nếu xảy dọa sanh non, chuyển dạ sinh non điều trị như thế nào:
- Nằm nghỉ ngơi, không xoa đầu vú, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ.
- Cần cắt cơn co tử cung, cố gắng trì hoãn cuộc sanh, giúp trưởng thành phổi cho thai nếu thai nhi dưới 34 tuần, giúp
- Atosiban và dọa sanh non:
Atosiban là một chất ức chế các hormone gây cơn co tử cung. Thuốc Atosiban được sử dụng để làm chậm sinh non sắp xảy ra với sản phụ nhằm mục đích cố gắng trì hoãn để chuẩn bị tốt cho trẻ sơ sinh. Atosiban thường sử dụng trong các trường hợp:
- Cơn co tử cung đều đặn với tần suất ≥ 4 cơn/30 phút.
- Cổ tử cung mở từ 1 - 3cm, xóa cổ tử cung ≥ 50%.
- Tuổi sản phụ ≥ 18 tuổi.
- Tuổi thai từ 24 đến dưới 34 tuần.
- Nhịp tim thai bình thường.
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống sinh non Atosiban:
Thuốc Atosiban là thuốc chống sinh non có hiệu quả làm chậm tiến triển chuyển dạ sinh non trong 7 ngày, có tác dụng phụ ít nguy hiểm hơn các thuốc khác và tần số xảy ra các tác dụng phụ cũng ít gặp hơn. Chính vì vậy cho tới hiện nay Atosiban được Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng Gia Anh khuyến cáo cho điều trị cắt cơn co tử cung. Tuy nhiên khi sử dụng Atosiban, bạn vẫn cần lưu ý:
Các chống chỉ định
- Tuổi thai < 24 tuần hoặc > 34 tuần.
- Ối vỡ sớm trên 30 tuần của thai kỳ.
- Nhịp tim thai bất thường.
- Trường hợp sản phụ bị sản giật, tiền sản giật nghiêm trọng cần phải sinh ngay
- Thai chết lưu.
- Bà bầu nghi ngờ bị nhiễm trùng tử cung.
- Xuất huyết tử cung bất thường, nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc các dấu hiệu khác của mẹ hoặc thai nhi khiến cho việc kéo dài thời gian mang thai sẽ gây nguy hiểm.
- Khuyến cáo sử dụng Atosiban:
Khuyến cáo được đưa ra từ các hiệp hội sản phụ khoa thế giới đánh giá
Ưu điểm:
- Hiệu quả điều trị dọa sinh non hàng đầu.
- Hiệu quả giảm co tử cung với tác dụng phụ tối ưu.
- Hiệu quả điều trị tương đương hoặc cao hơn so với đồng vận â2.
- Tác dụng phụ trên hệ tim mạch thấp so với đồng vận β2 và thuốc chẹn kênh calci.
- Giảm tỷ lệ ngưng thuốc do tác dụng phụ.
- An toàn cao trên thai phụ và thai nhi.
Nhược điểm:
- Chi phí điều trị cao, phác đồ điều trị nhiều bước.
Thuốc Atosiban là thuốc chống sinh non được sử dụng trong điều trị dọa sinh non, giúp cho thai nhi được phát triển tốt nhất trong bụng mẹ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Nếu cần trao đổi với bác sĩ điều trị hay có bất kỳ gì còn phân vân hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường gì xin liên hệ Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Kiên Giang.
Ảnh&Bài nguồn viết sưu tầm ( Khoa Sanh - BVSNKG)