🐝 CẨN THẬN VỚI ONG ĐỐT – ĐỪNG CHỦ QUAN! 🐝

🐝 CẨN THẬN VỚI ONG ĐỐT – ĐỪNG CHỦ QUAN! 🐝

🐝 CẨN THẬN VỚI ONG ĐỐT – ĐỪNG CHỦ QUAN! 🐝 

Trong những ngày gần đây, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang đã tiếp nhận nhiều trường hợp Ong Vò Vẽ đốt. Có những bé nhập viện bị sốc phản vệ, suy hô hấp, tím tái và sau đó có thể dẫn đến suy gan, suy thận.

Nguyên nhân: Mùa nghỉ hè đã đến, trẻ thường về quê chơi, thường theo ông bà  ra vườn và  những nơi rậm rạm, vô tình va chạm vào tổ ong. Bên cạnh đó trẻ em hiếu động, không biết đến tác hại của việc ong đốt, đã chọc phá tổ ong, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Cách nhận biết các loại Ong

Ong Vò vẽ: có tên khoa học là Vespa affinis, thân và bụng thon có khoang đen xen kẽ màu vàng. Đầu rộng bằng ngực, không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, lông tơ cứng, ngắn và thưa. Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà. Tổ ong gồm nhiều lớp, như một trái banh hay bắp cải, bề mặt nhăn nhúm nên dân gian thường gọi là ong mặt quỷ. Tổ ong vò vẽ Ong vò vẽ là loài ăn côn trùng và ấu trùng nhện. Chỉ ong thợ mới đốt người và động vật để tự vệ khi tổ ong bị phá hoặc bị đe dọa. Ong vò vẽ bị thu hút khi người mặc quần áo sặc sỡ, xịt nước hoa, hay bỏ chạy sau khi chọc phá tổ ong. 

http://bvndtp.org.vn/wp-content/uploads/2017/03/image09.jpg

 

 
 http://bvndtp.org.vn/wp-content/uploads/2017/03/image07.png


Ong đất:  tên khoa học là Vespa nigrithorax, còn gọi là ong bắp cày, to hơn  thân màu đen, chấm vàng, cuối bụng màu nâu, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng. Râu màu nâu nhạt, nhẵn, không có lông. Thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất trong đóng cây mục.

 

 
 

http://bvndtp.org.vn/wp-content/uploads/2017/03/images.jpg


Ong vàng: mình thon nhỏ, thân dài, vàng toàn thân, làm tổ trên cây hoặc dưới mái nhà tranh.

 

 

Mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Vì vậy, cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong.
- Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây.
Ngoài ra, khi bị ong đốt, cần lưu ý sơ cứu kịp thời:
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong,
- Đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ,
tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể;
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra.
- Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể;
- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố;
- Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 


Tin liên quan