SÀNG LỌC TIM BẨM SINH

SÀNG LỌC TIM BẨM SINH

SÀNG LỌC TIM BẨM SINH

 

1. Tim bẩm sinh là gì? 

Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) là các dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh mắc các BTBS do bất thường trong cấu trúc của tim sẽ làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể không hoạt động bình thường.

2. Phương pháp Sàng lọc?

Đo độ bão hòa oxygen qua da (SpO2) là phương pháp sàng lọc một số bệnh tim bẩm sinh áp dụng cho trẻ sơ sinh sau sinh từ 24 - 48 giờ. Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn và không đau, thực hiện được tại tất cả các cơ sở y tế từ trạm y tế đến bệnh viện

3. Mục đích sàng lọc tim bẩm sinh

Việc sàng lọc có thể giúp phát hiện 7 loại BTBS nghiêm trọng được liệt kê dưới đây:

- Hội chứng giảm sản tim trái

- Tật trích hẹp động mạch phổi.

- Tứ chứng Fallop

- Tật trở về bất thường hoàn toàn của tĩnh mạch phổi.

- Tật chuyển vị các động mạch lớn

- Tật hẹp van ba lá

- Tật thân động mạch chung

4. Đối tượng sàng lọc

- Tiêu chuẩn: Tất cả trẻ sơ sinh có biểu hiện bình thường được sinh vào lúc  35 tuần thai, trước khi trẻ rời phòng sơ sinh về nhà.

- Loại trừ: Các trẻ sơ sinh < 35 tuần thai hoặc đã được chẩn đoán trước sinh mắc các bệnh sinh nghiêm trọng.

5. Kết quả sàng lọc

- ĐẠT: Nếu kết quả đo độ bão hoà oxygen trên cả tay và chân đều >= 95% và có sự khác biệt giữa kết quả đo giữa bàn chân và bàn tay =<3%.

- KHÔNG ĐẠT:  Trẻ sẽ được sàng lọc tiếp tục và khám chuyên khoa Tim mạch.

Nguồn TK: BYT, Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, quyết định số 1807/QĐ-BYT ban hành ngày 21/4/2021, Bệnh viện phụ sản Cần Thơ

Ảnh và bài viết sưu tầm – Khoa Hậu phẫu


Tin liên quan