SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH BẨM SINH

SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH BẨM SINH

SÀNG LỌC KHIẾM THÍNH BẨM SINH

1. Sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh là gì?

  Sàng lọc khiếm thính (SLKT) là một kỹ thuật của khám sàng lọc sơ sinh, nhằm đánh giá chức năng của cơ quan thính giác sau khi trẻ chào đời(đánh giá khả năng nghe, hay sức nghe của trẻ sơ sinh) để có hướng can thiệp sớm cho các bé có vấn đề bẩm sinh về thính giác.

2. Khiếm thính bẩm sinh có phổ biến?

Khiếm thính bẩm sinh xảy ra ở tỷ lệ 1/1000  - 1/2000 trẻ sơ sinh.

Đối với nhóm trẻ có nguy cơ cao: mẹ mắc rubella, giang mai, herpes, gia đình có người bị điếc, trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ ngạt sơ sinh, vàng da trẻ phải nằm cấp cứu sơ sinh kéo dài…tỷ lệ khiếm thính rất cao từ 1/50 trẻ đến 1/25 trẻ sơ sinh.

3. Những trẻ sơ sinh nào cần được sàng lọc khiếm thính? 

        Mọi trẻ sinh ra từ 34 tuần tuổi đều nên được sàng lọc khiếm thính.

4. Tại sao cần sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh?

SLKT giúp phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời, trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và học hỏi được các kỹ năng xã hội như trẻ bình thường
5. Việc sàng lọc khiếm thính sơ sinh được thực hiện như thế nào?

Phương pháp sàng lọc khiếm thính là: đo âm phản hồi ốc tai (OAE): là phương pháp sàng lọc thính lực đều không xâm hại vào cơ thể bé, và không gây đau cho bé. Thời gian đo cho mỗi bé chỉ mất từ 1 đến 2 phút.

6. Sàng lọc khiếm thính được thực hiện vào lúc nào sau sinh

Việc sàng lọc thường được thực hiện sau sinh 24 đến 48 giờ hoặc ngay trước xuất viện (xuất viện < 24h). Nghiệm pháp này là nghiệm pháp tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh nhanh dễ làm và có kết quả độ chính xác cao.

Nguồn TK: BYT, Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, quyết định số 1807/QĐ-BYT ban hành ngày 21/4/2021, Bệnh viện phụ sản Cần Thơ.

Ảnh và Bài viết  sưu tầm – Khoa Hậu phẫu


Tin liên quan