THUỶ ĐẬU TRẺ EM TRIỆU CHỨNG, PHÒNG NGỪA

THUỶ ĐẬU TRẺ EM TRIỆU CHỨNG, PHÒNG NGỪA

 

 

 

 

 

A.THỦY ĐẬU LÀ GÌ ?

Thuỷ đậu (còn gọi với tên khác là trái rạ), là bệnh nhiễm trùng cấp tính do Varicella zoster virus gây ra thông qua đường hô hấp như ho, hắt xì và lây gián tiếp khi người lành tiếp xúc với giọt bắn, chất dịch từ mụn nước bị vỡ. Bênh thường lành tính nhưng một số trường hợp có thể  có các biến chứng nghiêm trọng và để lại di chứng nặng nề suốt đời . Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người lớn, trẻ em < 12 tháng tuổi là lứa tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh thủy đậu và nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh về sau tăng đến 4,5 lần so với mọi lứa tuổi khác. trẻ bị thủy đậu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan, viêm khớp, viêm não, rối loạn tâm thần, hôn mê, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

1. Triệu chứng:

Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục.

   a. Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 đến 20 ngày, trung bình 13 đến 17 ngày, người bệnh thường chưa có triệu chứng rõ rệt.

  b . Thời kỳ khởi phát:

Thường kéo dài trong khoảng 1 đến 2 ngày

Trẻ có thể có các triệu chứng:

+ Sốt: Trẻ sốt nhẹ từ 380C đến 38.50C, kèm ớn lạnh

+ Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu đôi khi có thể đau bụng nhẹ.

+ Có thể phát ban tạm thời: trên da trẻ sẽ xuất hiện các mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da, với đường kính vài mm, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

      + Đối với những trẻ suy giảm miễn dịch thường sốt cao hơn, thời kỳ này có thể kéo dài hơn.  

      c. Thời kỳ toàn phát :

  • Trẻ sốt cao, chán ăn , buồn nôn , mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.
  • dau-hieu-benh-thuy-dau-ban-can-biet-de-dieu-tri-benh-som-11-800x450

  •  

 

  • Các mụn nước xuất hiện nhanh chóng trong vòng 1 ngày sau đó đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong màu trắng hoặc trắng đục (nếu bội nhiễm vi khuẩn thì dịch sẽ kèm theo mủ )sau đó vỡ và rỉ dịch.
  • d. Thời kỳ hồi phục :

Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày, vảy tiết thường rụng sau 1-3 tuần và không để lại sẹo nếu không bội nhiễm.

      2. Biến chứng thuỷ đậu:

  • Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn
  • Viêm phổi 
  • Nhiễm trùng hoặc viêm não
  • Viêm gan
  • Xuất huyết cơ quan tiêu hóa, phổi khiến người bệnh tử vong do mất máu hoặc suy hô hấp.
  • Zona thần kinh.

B. PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ:

1. Phòng ngừa:

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/wp-content/uploads/2023/04/Tuan-le-tiem-chung-2023-1.jpg

 

 

 

 

Bệnh thủy đậu tuy là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé nên ba mẹ cần phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ. Hiện nay, tại bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang có vắc xin phòng thủy đậu cho bé từ rất sớm, đủ 12 tháng tuổi là con có thể tiêm nên ba mẹ hãy cho bé tiêm phòng sớm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh sau đó.

Bên cạnh việc tiêm chủng, ba mẹ nên cho bé tránh xa những người đang mắc bệnh, không cho trẻ đến nơi tập trung đông người khi đang xảy ra dịch thủy đậu… Vệ sinh cá nhân, tay chân bé thường xuyên. Đồng thời, ba mẹ hãy vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi, đồ dùng của bé để tránh nguy cơ nhiễm virus gây bệnh.

 2. Chăm sóc trẻ tại nhà:

- Cách ly trẻ:

+ Nên cách ly bé khoảng 7 - 10 ngày từ thời điểm bệnh bắt đầu nổi các nốt phát ban cho đến khi các nốt đã bong vảy khô hoàn toàn.

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh

+ Sau khi tiếp xúc với bé cần rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn để tránh lây nhiễm.

+ Trong thời gian cách ly, cho trẻ dùng riêng đồ dùng, không dùng chung với người khác.

 

- Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ:

Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm để làm sạch bụi bẩn, tránh nhiễm trùng. Khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các mụn nước, thấm khô da bằng vải mềm và mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da tổn thương của trẻ.

- Hạ sốt nếu sốt cao:

 

+ Nếu bé sốt nhẹ, ba mẹ hãy hạ sốt cho con bằng khăn mát, mặc quần áo thoáng mát, ăn nhiều đồ mát… 

+ Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, hãy cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu các nốt thủy đậu có mủ, sưng tấy vùng da xung quanh thì nên cho trẻ đi khám.

 

 

 

 

- Bổ sung đủ dinh dưỡng:

Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Các bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đủ những thành phần dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường sức khỏe cho con nhanh chóng khỏi bệnh.

Ảnh & bài viết sưu tầm phòng QLCL