Bệnh viện Sản-Nhi Kiên Giang cứu sống bé gái 6 tháng tuổi người Campuchia thoát khỏi tình trạng nguy kịch do xoắn ruột non hoại tử.

Bệnh viện Sản-Nhi Kiên Giang cứu sống bé gái 6 tháng tuổi người Campuchia thoát khỏi tình trạng nguy kịch do xoắn ruột non hoại tử.


Nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn thì chỉ nghĩ rằng đây là tình trạng rối loạn tiêu hoá thường gặp mà không biết rằng đó có thể là một trong các dấu hiệu của bệnh xoắn ruột gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Mới đây, các bác sĩ khoa Ngoại tổng Hợp Nhi bệnh viện Sản-Nhi Kiên Giang đã phẫu thuật cứu sống bé gái MEAT DA VAN. (06 tháng tuổi, trú tại Kot Tành, Pòn Téch, Cam Pốt, Campuchia) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, do xoắn ruột non hoại tử và phải phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột.

 

 

 
 

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\IMG_9036.jpg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực sau phẫu thuật

Mẹ bé cho biết, ngày thứ nhất, em sốt nhiều cử kèm nôn nhiều lần, đi tiêu phân vàng, chuyển khám và điều trị tại địa phương. Sang ngày thứ 2, em không đi tiêu, nôn nhiều lần dịch xanh kèm bụng chướng, nên chuyển khám và nhập viện Sản Nhi Kiên Giang.

Khi nhập viện Sản Nhi Kiên Giang, em M.DA VAN trong tình trạng tri giác bứt rứt, nôn nhiều lần dịch xanh, bụng chướng. Ngay lập tức các bác sỹ Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nhi và Khoa Ngoại Tổng Hợp Nhi đã tiến hành tiếp nhận xử trí cấp cứu, thăm khám lâm sàng thấy bụng trẻ căng chướng, bí trung - đại tiện, đồng thời chỉ định cho cháu M.DA VAN làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết và siêu âm, chụp X-quang bụng, CT ổ bụng. Kết quả nhận thấy các chỉ số xét nghiệm huyết học, sinh hoá đều ở mức có rối loạn: số lượng bạch cầu (WBC) tăng cao 11.5G/L, chỉ số bạch cầu trung tính (NEU) tăng cao tới 78,6%; siêu âm thấy quai ruột giãn, giảm nhu động ruột, có dịch tự do trong ổ bụng; CT scanner ổ bụng có dịch các quai ruột non, dịch ổ bụng.

Với tình trạng bệnh nhi nguy kịch và tiên lượng nặng như vậy, các bác sỹ Khoa Ngoại đã hồi sức tích cực cho bệnh nhi, cho bé thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch, đặt lưu sonde dạ dày. Đồng thời tiến hành hội chẩn tua trực với sự chủ tọa của Ths,Bs Nguyễn Việt Mỹ thống nhất chẩn đoán xác định cháu M.DA VAN bị xoắn ruột, viêm phúc mạc toàn thể và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí thương tổn thực thể, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để hồi sức tích cực cho cháu M.DA VAN trong và sau phẫu thuật.

Khi tiến hành phẫu thuật, quan sát trong ổ bụng bệnh nhi, kíp phẫu thuật của Ths.Bs Nguyễn Việt Mỹ - Phó trưởng khoa Ngoại, Bs Huỳnh Văn Nam – Phó trưởng khoa Phẫu Thuật Gây mê Hồi Sứ nhận thấy có nhiều dịch màu hồng thoát ra, cách gốc hồi manh tràng khoảng 90cm, cách góc Treitz khoảng 80cm, thấy có một đoạn ruột non dài khoảng 50cm, xoắn nhiều vòng, gây hoại tử hoàn toàn, kèm nhiều giả mạc rải rác bám ở các quai ruột hoại tử và khắp ổ bụng, nên đã tiến hành cắt bỏ đoạn ruột hoại tử, khâu nối ruột non còn lại. Trải qua hơn 2,5 giờ căng thẳng, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công giúp cháu bé thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

 

 
 

/upload/1003362/20230509/grab2f4ec88097079_2561021010890926_3453353409078362112_n.jpg

 

 

 

Đoạn ruột non xoắn hoại tử

 

 
 

Xoắn ruột ở trẻ em: Chỉ có 6 giờ để "cứu"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh minh họa cho bệnh lý xoắn ruột non

 

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển về điều trị tại Khoa Hồi Sức Ngoại. Do có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nên ngay khi về Khoa để điều trị hậu phẫu, các bác sỹ tiến hành cho trẻ thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản, điều chỉnh thăng bằng Kiềm - Toan, cân bằng nước điện giải, dùng kháng sinh phổ rộng chống nhiễm khuẩn và nuôi dưỡng bé hoàn toàn theo đường tĩnh mạch. Sau 03 ngày được điều trị tích cực tại Khoa Hồi Sức Ngoại tình trạng sưc khỏe của cháu M.DA VAN đã tiến triển tốt và được chuyển về Khoa Ngoại để tiếp tục chăm sóc và điều trị trước khi xuất viện.

 

Xoắn ruột là một dạng bệnh cấp tính gây tắc ruột. Hậu quả của xoắn ruột xảy ra nhanh và nặng nề, gây ra các rối loạn toàn thân và tại chỗ, đồng thời quai ruột và mạch máu mạc treo bị thắt nghẹt dễ dẫn đến hoại tử, thủng và viêm phúc mạc nếu không được xử trí kịp thời. Cứu sống bệnh nhi M.DA VAN một lần nữa đã khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm” và “Tất cả vì sức khoẻ của người bệnh”.

Ths.Bs Nguyễn Việt Mỹ - Phó trưởng Khoa Ngoại Tổng Hợp Nhi, Bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho cháu M.DA VAN thông tin thêm về ca bệnh: “Cháu M.DA VAN không phải là bệnh nhi đầu tiên được chẩn đoán và điều trị bệnh lý xoắn ruột non hoại tử tại bệnh viện Sản Nhi

 
 

Text Box: Xoắn ruột là một dạng bệnh cấp tính gây tắc ruột. Hậu quả của xoắn ruột xảy ra nhanh và nặng nề, gây ra các rối loạn toàn thân và tại chỗ, đồng thời quai ruột và mạch máu mạc treo bị thắt nghẹt dễ dẫn đến hoại tử, thủng và viêm phúc mạc nếu không được xử trí kịp thời. Cứu sống bệnh nhi M.DA VAN một lần nữa đã khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ Y Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm” và “Tất cả vì sức khoẻ của người bệnh”. Ths.Bs Nguyễn Việt Mỹ - Phó trưởng Khoa Ngoại Tổng Hợp Nhi, Bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho cháu M.DA VAN thông tin thêm về ca bệnh: “Cháu M.DA VAN không phải là bệnh nhi đầu tiên được chẩn đoán và điều trị bệnh lý xoắn ruột non hoại tử tại bệnh viện Sản Nhi

 

 

 

Kiên Giang. Tuy nhiên, đây lại là ca bệnh khó và phức tạp bởi bệnh nhi nhập viện tương đối muộn khi đã có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, bứt rứt và trong tình trạng nguy kịch, song đó người thân là chỉ sử dụng được ngôn ngữ bản địa nên rất khó giao tiếp, qua thăm việc khai thác bệnh sử rất khó khăn. Trên tinh thần trách nhiệm chúng tôi đã khắc phục được điều đó. Bên cạnh đó việc đưa đến viện muộn như vậy dù đã cố gắng hết sức nhưng đội ngũ Bác sĩ chúng tôi cũng không thể phẫu thuật bảo tồn được toàn bộ ruột cho trẻ vì phần lớn ruột đã bị hoại tử hoàn toàn buộc phải cắt bỏ. Hiện tại sức khoẻ của cháu M.DA VAN đang hồi phục tốt, các Bác sĩ cũng dặn dò kỹ lưỡng cho người nhà của trẻ về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và điều trị sau này khi trẻ xuất viện.

Qua đây Ths.Bs Nguyễn Việt Mỹ cũng khuyến cáo rằng: Các bậc phụ huynh hoặc người giám hộ khi thấy trẻ có dấu hiệu cấp tính của những bệnh đường tiêu hoá như nôn, đau bụng mà không rõ nguyên nhân thì gia đình cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa nhi có đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa và trang thiết bị phù hợp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì các bệnh lý đường tiêu hoá ở trẻ thường diễn biến nhanh nên trong trường hợp gia đình đã đưa trẻ tới cơ sở y tế không có chuyên khoa điều trị trong vòng 02 - 03 tiếng mà không thấy có tiến triển thì phải dừng phác đồ cũ và đưa trẻ đi điều trị ở bệnh viện chuyên khoa tuyến trên để tính mạng của trẻ không bị nguy hiểm.

 

 Ảnh/ Bài viết khoa Ngoại Nhi.


Tin liên quan