PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TẮC TÁ TRÀNG SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG

PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG TẮC TÁ TRÀNG SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG

Vừa qua, bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang tiếp nhận trẻ sơ sinh nam Con bà Trần Ngọc G, sanh mổ, 4 ngày tuổi, vào viện vì ọc sữa sau bú nhiều lần, bụng chướng. Sau khi tiếp nhận thăm khám thấy bé lừ đừ, bú kém, ọc sữa và dịch vàng liên tục, tiêu phân nhầy trắng lượng ít, bụng chướng vùng thượng, ghi nhận tiền sản mẹ đa ói. Bác sĩ nghi ngờ bé tắc ruột cao nghĩ nhiều đến tắc tá tràng nên được chỉ định siêu âm và chụp X-quang bụng có cản quang ghi nhận kết quả: dạ dày - tá tràng dãn ứ dịch, hình ảnh bóng đôi trên siêu âm,  thuốc cản quang không xuống ruột non.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xquang và siêu âm trước phẫu thuật

Bé được Bác sĩ Ngoại tổng hợp nhi chẩn đoán Tắc tá tràng và được hồi sức tích cực, điều chỉnh rối loạn điện giải, đông cầm máu cũng như tầm soát các dị tật kèm theo trước mổ. Trong quá trình mổ ghi nhận đoạn

dạ dày - tá tràng dãn rộng, tắc tá tràng ở DII có dây xơ và được tiến hành với phương pháp phẫu thuật nối tá tràng – hỗng tràng theo kiểu omega.

Xquang sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, sinh hiệu bé ổn định, sonde dạ dày ra ít dịch xanh, tiêu phân được sau 2 ngày, bụng mềm, chướng nhẹ. Bé được điều trị kháng sinh và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toàn và theo dõi sát. Đến ngày thứ 10 ngày sau phẫu thuật, bé cải thiện gần như hoàn toàn, bé tỉnh táo, sinh hiệu ổn, dinh dưỡng chuyển dần sang đường tiêu hoá, bé bú tốt, tiêu sữa tốt, hết nôn, tiêu phân vàng sệt, bụng mềm và được cho xuất viện.

Nhìn con ra về khoẻ mạnh không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của riêng gia đình mà còn của cả đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang. Cảm ơn sự mạnh mẽ của con, cảm ơn hành trình không chùn bước của chúng ta!

Theo các Bác sĩ khoa Ngoại Nhi “Tắc tá tràng sơ sinh là gián đoạn lưu thông ruột, gây tắc nghẽn hoàn toàn (81%) hay không hoàn toàn (18%) do có màng ngăn, thường ở vị trí DII là một trong những bệnh tắc ruột bẩm sinh thường gặp. Triệu chứng nhận biết sau sinh bé không đi phân su( thường dịch nhầy trắng) hay đi phân su nhưng sau đó không đi tiêu phân vàng( nếu có màng ngăn có lổ thông), nôn ói xuất hiện sớm, đại đa số các trường hợp dịch nôn có lẫn mật trong 24 giờ đầu sau sinh, bụng chướng ít gặp, thường không chướng. Trước đó, mẹ có thể đa ối, con sanh non, nhẹ cân. Gần 50% bệnh nhi tắc tá tràng có kết hợp với những dị tật bẩm sinh ở các cơ quan khác như: Hội chứng Down, tuỵ nhẫn, bệnh tim bẩm sinh,… Nếu bé ói liên tục gây viêm dạ dày trầm trọng có thể có thể ói ra máu. Đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa, có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời.”

🔎 Do đó, khi phát hiện trẻ có các biểu hiện trên nên đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sơ chuyên khoa để được Bác sĩ khám, chẩn đoán và xử trí phù hợp. Tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra.

 Ảnh/ Bài viết khoa Ngoại Nhi.


Tin liên quan